1
Bạn cần hỗ trợ?
    • MỸ PHẨM CHO SPA

      Nhập khẩu và phân phối độc quyền mỹ phẩm chuyên nghiệp Matis-Paris

      Nhập khẩu và phân phối độc quyền men vi sinh BeSpo

      Địa chỉ: 21 ngõ 61 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
      Hotline/ Zalo: 090 622 6870/ 090 626 6870
      Email: myphamchospa@gmail.com | Website: www.myphamchospa.com
       

    • Matis web

    Hotline : 090 622 6870

    Lợi khuẩn và chứng tự kỷ

    Lợi khuẩn và chứng tự kỷ

    03/06/2021 21:13 | : 835

    Các chuyên gia về tự kỷ đã khẳng định rằng: Một số loại thực phẩm và chế độ dinh dưỡng có thể cải thiện hội chứng tự kỷ ở trẻ em và người lớn. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của não và dạ dày. Tuy nhiên, với vô số loại thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hiện nay, làm cách nào bạn xác định được đâu là phương án phù hợp cho người tự kỷ?

    Trong bài báo này, chúng ta sẽ xem xét về nhiều giả thuyết khác nhau cũng như đề cập đến hiệu quả của lợi khuẩn và chế độ dinh dưỡng trong việc cải thiện triệu chứng Tự kỷ.

     

     

    1. Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ 

    Trong các nghiên cứu về chứng tự kỷ, Dr. Paul Ashwood và cộng sự từ Đại học California, Viện Điều tra Y tế về Rối loạn phát triển tâm thần đã tìm ra bằng chứng cho thấy mối liện hệ giữa chứng tự kỷ và sự thay đổi ở não bộ, đau dạ dày, rối loạn chức năng miễn dịch cũng như sự tái diễn của hành vi. Theo Dr. Ashwood, nhóm nghiên cứu đã phát hiện trẻ em bị tự kỷ có mức độ tế bào bạch cầu - loại tế bào chủ yếu trong hệ miễn dịch - tương đối cao. Ông khẳng định các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi sinh vật, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn.

    Cùng với đó, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra chứng tự kỷ có liên quan đến nhiều loại đột biến di truyền. Đồng thời, họ cũng khám phá ra sự kết hợp phức tạp giữa yếu tố di truyền và các yếu tô môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não sớm của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc chứng chậm phát triển hoặc tự kỷ. Các yếu tố bên ngoài được đề cập nhiều nhất là:

    - Các rủi ro từ môi trường.

    - Tuổi cao của cả cha và mẹ trong thời điểm thụ thai.

    - Trẻ sinh ra nhẹ cân.

    - Bệnh tật từ người mẹ trong thai kỳ

    - Sinh non / Sinh khó, đặc biệt là giai đoạn não bộ của trẻ bị thiếu Oxy.

     

     

    2. Lợi khuẩn và chế độ dinh dưỡn ảnh hưởng thế nào đến chứng tự kỷ? 

    Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau, những người mắc chứng tự kỷ thường có tình trạng sức khỏe tiêu hóa bất ổn (điển hình là hội chứng ruột kích thích). Trẻ em mắc chứng tự kỷ cũng được phát hiện có số lượng vi khuẩn Clostridia và vi khuẩn Sutterrella có hại trong dạ dày.

    Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn Probiotic có tác động tích cực đến sức khỏe tiêu hóa của người trưởng thành và trẻ em. Những lợi khuẩn này có nhiều trong men vi sinh và có thể được sử dụng để điều trị Hội chứng tự kỷ, bao gồm Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), đặc biệt là ở trẻ em.

    Bộ Y tế Hoa Kỳ (DOH) và Viện Y tế Quốc gia (NIH) tuyên bố rằng Hội chứng tự kỷ và sức khỏe đường ruột có mối quan hệ với nhau. Theo đó, sự phát triển sau khi sinh của một đứa trẻ phụ thuộc phần lớn vào sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ em cần có một hệ đường ruột khỏe mạnh để phát triển chức năng miễn dịch hoàn thiện, kiểm soát chứng viêm và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

    Để có hệ đường ruột khỏe mạnh, hàng ngàn chủng lợi khuẩn phải sống cân bằng với hại khuẩn. Trong trường hợp hại khuẩn chiếm ưu thế hơn so với lợi khuẩn, hiện tượng rối loạn đường ruột sẽ xảy ra. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: dạ dày thiếu khỏe mạnh là một yếu tố gây ra Hội chứng tự kỷ.

    Một nghiên cứu vào năm 2017 của các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio’s Nisonger cũng chỉ ra rằng: Trẻ em mắc chứng tự kỷ có xu hướng chứa ít lợi khuẩn Faecalibacteria trong phân. Phát hiện này có điểm tương đồng với nhiều nghiên cứu khác cho thấy số lượng vi sinh vật trong ruột của trẻ tự kỷ ở mức thấp.

    Cùng với đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng lợi khuẩn phù hợp ở người bị rối loạn dạ dày đường ruột và người bị tự kỷ có thể phục hồi bằng cách tiêu thụ hỗn hợp vi khuẩn lành mạnh dưới dạng bột trộn với thức ăn. Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ đánh giá hiệu quả của men vi sinh trong việc cải thiện triệu chứng Rối loạn đường ruột ở trẻ bị tự kỷ cũng như hiệu quả của chúng trong việc kiểm soát sự lo lắng, nhạy cảm của trẻ trước kích thích ngoại lai.

     

     

    3. Mối liên hệ giữa dạ dày - não bộ - chứng tự kỷ 

    Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột, hoạt động não bộ và chứng tự kỷ.

    Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Viện sinh học của Đại học bang Arizona đã chỉ ra mối liên hệ giữa các chất hóa học do vi khuẩn đường ruột tạo ra và hành vi của trẻ mắc chứng tự kỷ. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra các chất thải từ vi khuẩn trong mẫu phân của trẻ bị tự kỷ. Từ đó, họ phát hiện nồng độ đáng kể của 7/50 hợp chất hóa học tìm được. Theo đồng tác giả nghiên cứu Dae-Wook Kang, phần lớn lợi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, sản xuất vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực từ vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nếu không ngăn chặn được hoạt động của hại khuẩn, chúng sẽ giải phóng các chất chuyển hóa độc hại hoặc làm rối loạn cân bằng chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến đường ruột và toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ.

    Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Texas Children’s Hospital Microbiome Center (Trung tâm nghiên cứu Hệ vi sinh vật tự nhiên tại Bệnh viện Nhi đồng Texas) ở Houston đã xác định được mối liên hệ giữa vi sinh vật đường ruột và các vấn đề về hành vi cũng như hội chứng rối loạn đường ruột ở trẻ em bị tự kỷ. Một trong những phát hiện quan trọng là mẫu phân của trẻ tự kỷ có chứa 4 loại vi sinh vật có liên quan đến Hội chứng tự kỷ trước đây, bao gồm: Sarcina ventriculi, Barnesiella guthominis, Clostridium bartlettii và Clostridium bolteae.

     

     

    Một phát hiện đáng chú ý khác là sự hiện diện của vi khuẩn Haemophilus parainfluenzae trong phân của một đứa trẻ tự kỷ trong khoảng thời gian ba ngày mà đứa trẻ bị tiêu chảy, rối loạn đường ruột và hành vi quá khích, bao gồm tự làm tổn thương bản thân. Kết quả nghiên cứu đã được nhà di truyền học vi sinh vật của trung tâm Ruth Ann Luna trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Tự kỷ 2016 (IMFAR).

    Đồng thời, các chuyên gia y tế cũng ủng hộ các giả thuyết của sự liên kết giữa Sức khỏe đường ruột, hoạt động não bộ và chứng tự kỷ. Trên thực tế, tiến sĩ Kenneth A.Bock đã nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột nhằm tránh những tác động tiêu cực đến hành vi thần kinh đối với cá nhân, đặc biệt là ở người bị tự kỹ. Tiến sĩ Bock cũng khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống của những người mắc chứng tự kỷ để đảm bảo tiêu hóa hoàn toàn thực phẩm mà họ đã ăn.

    Đặc biệt, tiến sĩ Bock cũng khuyến nghị tránh chế độ ăn kiêng giàu gluten và casein vì chúng thường không được tiêu hóa hoàn toàn ở hầu hết trẻ em bị tự kỷ. Ông cũng khẳng định rằng, Gluten và Casein tạo ra Opioid nội sinh hoặc các hợp chất cho hoạt động não bộ tương tự như Morphin. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động não, từ đó gây ra hành vi không thích hợp ở người tự kỷ.

    Để ngăn chặn những hành vi này, theo đề nghị từ tiến sĩ Bock, chế độ ăn không chứa gluten và casein rất phù hợp cho giai đoạn điều trị đầu tiên cho người mắc chứng tự kỷ. Bên cạnh đó, ông cũng khuyên rằng việc thay đổi chế độ ăn uống nên dựa trên tình trạng từng cá nhân.

     

     

    4. Probiotics và chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khỏe dạ dày như thế nào? 

    Chế độ ăn uống hợp lý và duy trì sức khỏe đường ruột đem lại khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh tự kỷ cũng như vấn đề rối loạn đường ruột ở nhóm đối tượng này như Viêm đại tràng co thắt.

    Trong số các triệu chứng của Viêm đại tràng co thắt, phổ biến nhất có thể kể đến là đau bụng, táo bón/ tiêu chảy, chướng bụng, chuột rút… Chứng bệnh này thường có nguồn gốc tự phản xạ của dạ dày. Những người bị viêm đại tràng co thắt thường cho phản xạ dạ dày sớm, vì vậy tạo ra co thắt cơ và hoạt động quá mức của đại tràng, dẫn đến đau đớn.

    Để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này, những người mắc chứng tự kỷ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa nhằm hạn chế kích hoạt các phản xạ dạ dày. Những thực phẩm này cũng được khẳng định là có hiệu quả như một loại phương pháp điều trị tự kỷ.

     

     

    4.1. Những thực phẩm cần tránh 

    Một số loại thực phẩm cần tránh đối với người bị tự kỷ.

    - Chất xơ không hòa tan: chất xơ khó tiêu hóa hơn nhiều so với chất xơ hòa tan. Các loại thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan gồm: rau xanh như rau bina, rau diếp, cải thìa, thực phẩm chứa lúa mì nguyên cám, ngũ cốc, trái cây như dứa, đậu xanh, ớt chuông, hành tây, súp lơ, cà chua.

    - Chất béo: không được khuyến khích cho người bị rối loạn đường ruột vì chúng khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức. Những người bị rối loạn đường ruột nếu ăn thức ăn chứa nhiều chất béo sẽ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo gồm: thực phẩm chiên, thịt, các sản phẩm từ sữa, nước xốt salad, bánh ngọt…

    - Nước uống có gas: cần tránh những loại thức uống có gas như soda vì chúng có thể gây đầy hơi và chuột rút.

    - Cà phê và rượu: cần tránh cà phê và rượu vì chúng có chứa các chất kích thích. Đặc biệt, cà phê có chứa caffeine có khả năng kích thích ruột kết.

    - Chất làm ngọt nhân tạo: Các sản phẩm làm ngọt nhân tạo như Sorbitol thường không tốt cho những người bị tự kỷ và người bị rối loạn đường ruột.

     

     

    4.2. Những thực phẩm khuyến nghị cho chứng tự kỷ và rối loạn đường ruột 

    Vì phần lớn trẻ em mắc chứng tự kỷ đều bị các vấn đề về đường ruột và hội chứng viêm đại tràng co thắt, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan để giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng hay thậm chí là điều trị dứt điểm.

    Một số thực phẩm khuyến nghị gồm:

    - Khoai tây, cà rốt, khoai lang.

    - Bí, củ cải, củ cải đường và bí ngô.

    - Mì ống và các loại mì khác.

    - Cháo bột yến mạch.

    - Bánh mì trắng như bánh mì Pháp.

    - Gạo và ngũ cốc gạo.

    - Chuối, xoài, táo.

    - Các loại thảo một như hoa cúc, bạc hà, thì là…

    - Thực phẩm giàu Probiotics như sữa chua, kefir, các loại rau lên men như kimchi.

     

     

    4.3. Lợi ích của thực phẩm giàu Probiotics đối với trẻ tự kỷ 

    Thực phẩm giàu Probiotics rất quan trọng trong việc đảm bảo hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và hỗ trợ hế thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài các tác dụng trên, chúng còn nhiều lợi ích khác như:

    - Duy trì cân nặng lý tưởng của cơ thể và đóng vai trò quan trọng như chế độ ăn kiêng để giảm cân khi bị béo phì.

    - Tăng cường hoạt động miễn dịch mạnh mẽ hơn.

    - Cải thiện hoạt động tiêu hóa thức ăn.

    - Sản xuất vitamin B12 trong cơ thể, từ đó tăng năng lượng cho hoạt động sống.

    - Ngăn ngừa hôi miệng.

    - Duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ.

    - Ngăn ngừa và điều trị hội chứng đau ruột và bệnh viêm ruột.

    - Xoa dịu lo lắng, trầm cảm.

    - Ngăn ngừa và điều trị các vết loét cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu.

    - Cải thiện sức khỏe âm đạo.

     

     

    4.4. Tác dụng phụ của Probiotics 

    Mặc dù Probiotics được xem là an toàn, tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ phổ biến được đề cập là:

    - Đầy hơi, chướng bụng.

    - Gây kích thích hệ thống miễn dịch.

    - Tác động tiêu cực đến con đường trao đổi chất của cơ thể như chuyển hóa Carbohydrate.

    Đối với người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc vấn đề đường ruột cần xin ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng Probiotics. Bên cạnh đó, Probiotics cũng được khuyến cáo nên cẩn thận khi sử dụng đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ sinh non không bao giờ đường uống men vi sinh. Việc tiêu thụ men vi sinh ở một số bệnh nhân như bệnh nhân có máu trong phân, bệnh nhân sau phẫu thuật tim, rối loạn chức năng tuyến tụy… cũng cần có sự chỉ định từ bác sỹ.

     

    5. KẾT LUẬN

    Đôi khi, cha mẹ và người chăm sóc trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc quản lý vì tình trạng bệnh phức tạp và có nhiều triệu chứng liên kết với nhau. Tuy nhiên, những tiến bộ khác nhau trong nghiên cứu y học dẫn đến việc phát hiện ra Probiotics trong điều trị chứng tự kỷ, đồng thời nâng cao kiến thức về chức năng và mục đích của hệ vi sinh trong cơ thể. Đây là những dấu hiệu tích cực hướng tới phương pháp điều trị hoàn chỉnh và hiệu quả. Đồng thời, những khám phá mới này cần được áp dụng giúp trẻ mắc chứng tự kỷ kiểm soát những triệu chứng phổ biến nhất, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

     

    Nguồn: https://www.autismparentingmagazine.com

     

    Mời quý khách nhấn vào link để xem clip giới thiệu về ➡️ Cách chọn men vi sinh hiệu quả, nên chọn lợi khuẩn sống hay lợi khuẩn dạng bào tử

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    ============

    Liên hệ để được tư vấn miễn phí

    Hotline/ Zalo: 090 622 6870090 626 6870

    Facebook: BeSpo. Tư vấn thực phẩm lên men và sức khỏe

    SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT

    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

    • Trị liệu vùng mắt
    • Sữa bảo vệ da CityProtect SPF 50
    • Trị mụn trứng cá
    • Xóa nám làm sáng da
    • xóa nhăn và căng da
    • Kem SensibioticCream
    • Trị liệu nâng cơ xóa nhăn
    TOP
    So sánh (0) x